Mực in lưới: Khái niệm, phân loại và thương hiệu được tin dùng

Mực in lưới là vật tư in lưới quan trọng, quyết định chính tới chất lượng bản in. Vậy mực in lưới là gì và được phân loại như thế nào? Đâu là những thương hiệu mực in lưới chất lượng được các chuyên gia và người dùng lựa chọn nhiều nhất? 

Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây. 

Mực in lưới là gì?

Mực in lưới hay mực in lụa là mực được sản xuất và sử dụng riêng cho quá trình in lưới. Đây cũng được xem là loại vật tư in lưới điển hình, quan trọng nhất, quyết định chính tới chất lượng của sản phẩm in. Bởi vậy, việc lựa chọn mực in lưới tốt không chỉ đem đến sự bền đẹp của hình in mà còn giúp tối ưu giá thành, lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Mực in lưới

Do được sản xuất và sử dụng chuyên biệt cho lĩnh vực in lụa, in lưới nên độ đậm đặc của mực in lưới thường cao hơn rất nhiều so với mực in phun hay mực in offset. Mực được tạo nên từ hai nguồn chính là mực gốc nước và mực gốc dầu. Hiện nay, có rất nhiều công ty, thương hiệu đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm mực in lưới khác nhau theo từng nhu cầu thực tế của khách hàng. Để chọn được loại mực in lưới phù hợp, quý khách hàng tìm hiểu kỹ về đặc điểm, nguồn gốc, nhà cung cấp cũng như nên hỏi ý kiến từ những người có chuyên môn, kinh nghiệm. 

Hai loại mực in lưới phổ biến hiện nay

Mực in lưới được tạo thành từ hai nguồn chính là nguồn gốc nước và nguồn gốc dầu. Tuỳ theo từng chất liệu, bề mặt sẽ in ấn mà người thợ sẽ lựa chọn loại mực phù hợp. 

Mực in gốc nước 

Mực in lưới gốc nước là loại mực được tạo nên từ dung môi chính là nước kết hợp với các chất phụ gia trong in ấn như nhựa Acrylic, wax tổng hợp, bột màu. Mực gốc nước dễ tan trong nước ở nhiệt độ thường, lý tưởng nhất là ở mức nhiệt từ 50 – 60 độ C. Mực khó tan ở nhiệt độ dưới 25 độ C. 

Mực in lưới gốc nước được sử dụng nhiều nhất trong quá trình in ấn lên các chất liệu có nguồn gốc xenluloza như vải sợi, bông, mây tre, giấy bìa… Người dùng có thể chọn mua loại mực gốc nước đã được pha sẵn màu hoặc loại mực in và màu cốt bán riêng sau đó tự pha. 

Những ưu điểm nổi bật của mực in lưới gốc nước có thể kể đến như: 

  • Dễ sử dụng, không cần sấy hay xử lý nhiệt, có thể khô nhanh trong điều kiện thường 
  • Bám mực tốt, ít khi bị nứt hay bong tróc do tác động của ngoại lực 
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, thích hợp để in trên các sản phẩm cho trẻ em
  • Đường in thanh thoát, nhẹ nhàng, mang đến cảm giác thân thiện, gần gũi 
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian công sức trong quá trình in ấn 

Mặc dù vậy, mực in gốc nước cũng có những nhược điểm nhất định như màu sắc không sống động, có phần đơn điệu; không in được trên các loại vải tối màu; không sử dụng cho các chất liệu vải nylon, polyester.

Mực in gốc dầu

Mực in lưới gốc dầu là loại mực được điều chế (có nguồn gốc) từ dầu mỏ. Bởi vậy, mực thường có mùi dầu đặc trưng. So với mực gốc nước, mực in gốc dầu có phần quen thuộc hơn. Điều này là bởi hiện nay, phần đa các sản phẩm, chất liệu in ấn hiện nay đều sử dụng mực gốc dầu. 

Mực in lưới

Ưu điểm nổi bật của mực in gốc dầu có thể kể đến như: 

  • Độ bám mực tốt, cho bản in chất lượng tốt, bền màu, sản phẩm in bền bỉ trong thời gian dài 
  • Màu sắc tinh tế sắc nét, tinh tế, đa dạng 
  • Có thể in ấn trên nhiều loại chất liệu, vật dụng khác nhau như nhựa, thủy tinh, vải không dệt, gương kính, kim loại…

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội song mực in lưới gốc dầu cũng tồn tại một nhược điểm khá lớn đó là không thân thiện với môi trường, có phần độc hại nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Bởi vậy mà trong hoạt động in ấn có sử dụng mực in gốc dầu, nhà sản xuất thường có sự phân loại rõ ràng tính chất theo từng cấp như không chì (Lead Free), không kim loại nặng (Nonmetal), không Phthalate (Phthalate free) hay không Formaldehyde (Formaldehyde free)… để đảm bảo an toàn cho người dùng. 

Ngoài ra, để pha mực in lưới gốc dầu đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn vững vàng. Nếu không biết cách xử lý, mực sẽ không cho màu sắc đồng nhất cũng như không đảm bảo được chất lượng của bản in. 

Là loại mực phổ biến và được sử dụng nhiều nhất, mực in gốc dầu được chia làm hai loại chính với điểm khác nhau nổi bật là ở cách xử lý trung gian.

Mực gốc dầu UV 

Đây là loại mực thuộc hệ mực kháng nước gốc dầu. Mực gốc dầu UV được tăng cường thêm UV nhằm mang đến sự bền bỉ, lâu phai màu và khả năng chống tia cực tím cho sản phẩm in. 

Mực gốc dầu có ưu điểm là bám mực tốt, tính trong suốt cao, dễ dàng làm bóng, mang đến hình ảnh sống động. Tuy nhiên, để mực có thể khô và bám trên bề mặt thì sau quá trình in ấn, thợ thực hiện cần phải sấy mực bằng tia UV. 

Mực Plastisol

Mực Plastisol hay còn gọi là mực gốc dầu nhẹ. Ưu điểm của loại mực này là cho ra các bản in có bề mặt đẹp, khả năng bám dính tốt, có thể làm mờ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. 

Để dùng mực Plastisol đúng cách, người thợ cần phải tiến hành xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên, thời gian ít nhất từ 10 giây tuỳ theo độ dày của bản in. Trong trường hợp không đảm bảo nhiệt độ và thời gian, mực Plastisol sẽ bị bở, gãy vụn. 

Tìm hiểu về các thương hiệu mực in lưới phổ biến hiện nay 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu, nhà sản xuất mực in lưới khác nhau. Tuỳ thuộc theo nhu cầu, chất lượng, chi phí cũng như độ uy tín của sản phẩm mà người tiêu dùng có thể lựa chọn, sử dụng sản phẩm phù hợp. Một vài gợi ý về các loại mực được dùng phổ biến đó là mực EC, mực GK, mực HK, mực PPF, mực SD, mực SPU… 

Mực in lưới

Quý khách hàng đang quan tâm và mong muốn sử dụng các loại mực in lưới chính hãng, chất lượng cao, giá thành hợp lý, hãy liên hệ ngay với Hoà Khí hôm nay. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng vật tư in lưới như khung in lưới, keo chụp bản, lưới in lụa… Hoà Khí sẽ mang tới cho quý khách các loại mực in tốt nhất, phù hợp nhất theo nhu cầu. 

Thông tin chi tiết về Hoà Khí, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH HÒA KHÍ

Địa chỉ: Km4, đường Phan Trọng Tuệ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

Hotline: 0975 940 878 – 0973 968 089

Email: sales@hoakhi.com